Hotline: 039.916.2342

Xưởng sản xuất máy bay mô hình

Theo Vnexpress |

Hà NộiTrong căn nhà hai tầng, rộng 300 m2 ở khu đô thị Nam An Khánh, huyện Hoài Đức, Lưu Văn Nam bày la liệt máy bay mô hình đủ kích cỡ.

Chơi máy bay mô hình từ khi còn là sinh viên, năm 2017, Lưu Văn Nam, 30 tuổi, quê Ninh Bình, quyết định mở xưởng sản xuất ở khu đô thị Nam An Khánh, huyện Hoài Đức để thỏa mãn đam mê và kiếm thêm thu nhập. Từ vài mô hình ban đầu, hiện Nam sở hữu hơn 300 mô hình máy bay đủ kích cỡ.

Tầng 1 trưng bày các máy bay mô hình dân dụng và quân sự, nổi bật là chiếc Cessna 172 số hiệu NC2064, với sải cánh 3 m, sử dụng động cơ xăng 55cc.

Trên tầng 2, Nam (áo khoác trắng) chia thành hai phòng lớn, một phòng chuyên thiết kế mẫu, một phòng dành cho 4 nhân viên lắp ráp, tạo hình máy bay mô hình hoàn chỉnh.

Từ mẫu thiết kế trên máy tính, từng mảnh ghép máy bay làm bằng xốp dẻo được in ra, sau đó ghép lại trên khung sườn bằng keo nến.

Mất khoảng 2 ngày mới cho ra một máy bay mô hình cỡ hơn một mét. Loại này chủ yếu để bán cho người chơi trong nước với giá hơn 3 triệu đồng. Nam cho biết máy bay mô hình hiện vẫn khá kén người chơi do chi phí cao, hay hỏng hóc trong quá trình vận hành.

Mô hình máy bay quân sự dài hơn một mét, nặng khoảng 2 kg hoàn chỉnh. Ngoài thân, vỏ, bánh xe, điều khiển, pin, máy bay mô hình còn kèm nhiều thiết bị điện tử. Với loại này, motor, cánh quạt và pin phải đúng công suất để tránh chập cháy.

Mỗi tháng, Nam xuất xưởng khoảng 60 máy bay mô hình chạy bằng pin. Với những mẫu lớn, sử dụng động cơ chạy bằng xăng với số chi tiết lên tới hàng nghìn, khách có thể phải đặt và chờ 2-3 tháng.

Sản xuất máy bay mô hình thương mại chỉ là một phần nhỏ, Nam và nhóm 4 người muốn làm nhiều mô hình máy bay quân sự lớn như Su-30MK2 với sải cánh 3 m.

"Nhóm đã làm hơn hai tháng và mô hình hoàn thiện 60%", Nam nói, cho biết nếu thành công thì đây là mô hình Su-30MK2 lớn nhất Việt Nam.

Nhóm đang làm mô hình máy bay Boeing dài hơn 5,5 m. "Để bay được sẽ mất nhiều thời gian, ít nhất phải tìm được động cơ phù hợp", Nam nói.

Chiếc Piper J-3 Cub (đầu đỏ) với sải cánh 2,6 m. Động cơ sử dụng cho các loại máy bay chủ yếu được chế lại từ động cơ máy cắt cỏ - loại không quá yếu và cũng không quá mạnh để tạo cân bằng.

Máy bay mô hình.
 
 

Trình diễn thử máy bay mô hình. Video: Việt An

Việt An

© Copyright 2010 - 2022 – Công ty Cổ phần Truyền Thông Và Công Nghệ HT Việt Nam

Email: info@htvietnam.vn

Liên hệ quảng cáo: 039.916.2342