Hotline: 039.916.2342

Những món ăn người bệnh viêm túi thừa nên hạn chế

Theo Vnexpress |

Thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, bơ sữa, khoai tây chiên có thể khiến các triệu chứng của bệnh viêm túi thừa tiến triển nặng hơn.

Viêm túi thừa thường xảy ra khi chất thải, vi khuẩn hoặc các mẫu phân nhỏ từ nhu động ruột bị mắc kẹt trong các túi thừa. Túi thừa cũng có thể bị viêm do các vi khuẩn có hại tăng lên, làm giảm dần lợi khuẩn trong ruột già. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy.

Một số loại thức ăn có thể làm trầm trọng thêm hoặc cải thiện các triệu chứng. Dưới đây là thực phẩm người bệnh viêm túi thừa nên hạn chế.

Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn

Chế độ ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn (xúc xích, thịt nguội, pate) là yếu tố nguy cơ gây viêm túi thừa. Theo nghiên cứu công bố năm của Trường Y Harvard, Mỹ, trên hơn 46.000 nam giới, người tiêu thụ nhiều thịt đỏ hơn có nguy cơ mắc bệnh viêm túi thừa cao hơn người dùng ít thịt đỏ mỗi tuần.

Thực phẩm FODMAP cao

Thực phẩm có hàm lượng FODMAP cao chứa các loại carbohydrate có thể lên men gồm fermentable, oligosacarit, disacarit, monosacarit và polyol. Chế độ ăn ít FODMAP làm giảm áp lực trong ruột già và giảm viêm túi thừa.

Một số thực phẩm có hàm lượng FODMAP cao cần hạn chế như sản phẩm bơ sữa, thức ăn chứa nhiều chất béo chuyển hóa, hành tỏi, đậu nành, bắp cải...

Người bệnh nên thêm trứng, sữa hạnh nhân, dâu tây, việt quất, cam, dứa, nho, cà chua, dưa leo, khoai tây vào chế độ ăn uống.

Dâu tây thích hợp cho người viêm túi thừa. Ảnh: Freepik

Dâu tây phù hợp cho người viêm túi thừa. Ảnh: Freepik

Thực phẩm có thể lên men

Nhóm thực phẩm này có chứa một số carbohydrate như fructan, oligosacarit, disacarit và monosacarit gây lên men trong đường tiêu hóa, khiến đầy hơi, chướng bụng và các triệu chứng khác của viêm túi thừa nặng hơn. Ví dụ, sản phẩm lúa mì như bánh mì và mì ống, hành tây, hẹ tây, tỏi, lúa mạch, bắp cải, bông cải xanh, quả hồ trăn (hạt dẻ cười), atisô, rễ rau diếp xoăn và măng tây.

Người bệnh viêm túi thừa nên ăn thực phẩm đã được lên men bên ngoài cơ thể như dưa chua, sữa chua chứa vi khuẩn có lợi (men vi sinh). Lợi khuẩn giúp duy trì sự cân bằng bình thường của vi sinh vật trong đường tiêu hóa, có lợi cho người bị viêm túi thừa.

Thực phẩm giàu chất béo và đường

Thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo hoặc đường có thể làm tăng viêm nhiễm trong hệ tiêu hóa, gây đau dạ dày hoặc các triệu chứng khác.

Ví dụ, đồ chiên rán như khoai tây chiên, gà chiên giàu chất béo không tốt cho sức khỏe. Bánh ngọt, bánh nướng xốp, kẹo, bánh quy... chứa nhiều đường, người bệnh viêm túi thừa nên hạn chế.

Thức ăn đặc

Trong thời gian bùng phát viêm túi thừa, người bệnh nên tránh thức ăn đặc hoặc nước trái cây có bã. Thay vào đó, tiêu thụ nhiều thức ăn dạng lòng như uống nhiều nước, dùng nước hầm xương, nước ép trái cây không bã...

Chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ, uống khoảng 2-2,5 lít nước và tập thể dục hàng ngày thúc đẩy nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón, làm giảm bệnh viêm túi thừa.

Mai Cat (Theo Very Well Health)

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp

© Copyright 2010 - 2022 – Công ty Cổ phần Truyền Thông Và Công Nghệ HT Việt Nam

Email: info@htvietnam.vn

Liên hệ quảng cáo: 039.916.2342